Kiến thức kỹ năng
Cẩm nang thi khối B hiệu quả nào cho học sinh?
Với những bạn có định hướng sẽ theo học các ngành Khoa học sức khỏe như: Y Đa khoa, Y Nha khoa, Dược hay Điều dưỡng thì việc thành thạo giải đề các môn khối B chính là mục đích mà nhiều bạn hướng đến. Việc ôn thi khối B không chỉ cần có tài liệu học tập tốt, thầy cô giảng bài dễ hiểu mà bản thân mỗi thí sinh cũng bắt buộc phải thật kiên trì chịu khó và ham tìm tòi, học hỏi. Vậy cẩm nang thi khối B hiệu quả nào cho học sinh? hay ngành Y Đa khoa thi môn gì?
Học từ thầy cô và bạn bè
Để có cách ôn thi khối B tốt nhất thiết bạn cần phải nhớ, nguồn học chủ yếu là từ bạn bè và thầy cô. Học từ thầy cô là điều quan trọng nhất, vì thầy cô mới cho bạn kiến thức vững chắc và nền tảng đầu tiên, sau đó bạn mới từ những kiến thức học được để phát triển ra những kiến thức mới hơn.
Thông thường khi bạn được thầy cô giao bài tập thì nên tìm bạn bè tới học cùng hoặc tìm kiếm đề hay trên mạng để tự giải bài, trao đổi bài với nhau. Quá trình học nhóm sẽ giúp bạn học tập hiệu quả hơn và tìm kiếm được những lỗ hổng trong kiến thức của mình, từ đó có thể tu bổ kiến thức hợp lý nhất, chưa kể tới học tập cùng bạn bè sẽ giúp bạn tăng cường động lực và tốc độ làm bài tốt hơn.
Ôn luyện đúng cách
Nếu muốn học tập tốt bạn cũng cần phải ôn luyện đúng cách, tốt nhất nên ôn thi trước 4 tháng khi kỳ thi THPT quốc gia tới, trước khi ôn bạn cần chú ý sưu tập những đề thi và bài thi theo từng năm, thêm vài bài tập khó trong quá trình giải đề để bổ sung thêm kiến thức và dạng đề thi.
Khi giải đề thi bạn nên giải từ đề dễ cho tới đề khó, nâng dần mức độ phân loại đề lên, chú ý nghĩ tới các hướng làm khác nhau để tăng tính tư duy của bản thân
Đối với những môn trắc nghiệm như Hóa và Sinh thì bạn nên ôn kỹ những phần kiến thức đã được thầy cô giảng trước khi lên lớp, học hết lý thuyết thì ôn lại bài trên lớp, làm từ những đề có mức độ khó trung bình tới những đề bậc cao để nắm chắc lý thuyết và vận dụng vào bài tập sâu hơn, đảm bảo không bị hổng phần kiến thức nào.
Trước khi thi 2 tháng bạn nên luyện các đề có mức độ khó, nhất là những đề thi đại học trong những năm trước đó, tăng dần tốc độ làm bài để đảm bảo cân đối thời gian làm bài hợp lý, sau khi giải đề xong thì đối chiếu lại với đáp án để có được kinh nghiệm làm bài hiệu quả nhất.
Trước khi thi đại học một tháng bạn nên làm lại những bài dễ và những bài lý thuyết để đảm bảo giữ vững tinh thần làm bài tốt nhất.
Bình tĩnh khi làm bài
Khi bắt đầu bước vào phòng thi tốt nhất bạn nên tới sớm, thả lỏng tinh thần để giữ trạng thái tinh thần làm bài thi tốt nhất, giảm thiểu sự căng thẳng khi thi và tăng cường sự tự tin của bản thân
Đối với môn toán bạn nên đọc kỹ đề bài, tập trung giải đề cẩn thận, sau khi làm xong mỗi câu thì cần soát lại thật kỹ để đảm bảo kết quả chính xác nhất, nếu như bạn gặp câu khó không nghĩ ra kịp thì nên bỏ qua để làm câu khác, làm từ câu dễ tới câu khó để nắm chắc thời gian vững nhất khi làm bài.
Đối với những môn thi trắc nghiệm như môn Sinh hoặc Hóa thì bạn nên làm theo từng câu, được câu nào thì cần khoanh luôn câu trả lời đó, thông thường những môn này có 30 câu dễ và mức độ trung bình, những câu còn lại sẽ khó hơn, vì thế khi làm bạn cần cân nhắc chia thời gian hợp lý, dành thời gian soát bài và kiểm bài trong 15 phút cuối cùng, nếu thấy câu khó thì lướt bỏ qua làm những câu dễ trước.
Chỉ cần có phương pháp ôn thi thích hợp sẽ giúp bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi quốc gia và thi đại học, vì thế các sĩ tử cũng cần cẩn thận học tập và có phương pháp học đúng cách nhất.