Kiến thức kỹ năng
Học ngành Bác sĩ Đa khoa có khó không?
Các bạn đã hiểu được bao nhiêu về ngành Y Đa khoa, về tính chất công việc hay những thiệt thòi mà người bác sĩ phải đánh đổi từ khi quyết định theo ngành Y Đa khoa… Hãy chắc rằng bản thân đã hoàn toàn hiểu được nó khi đứng trước sự lựa chọn, bởi đó chính là cả thanh xuân, mồ hôi, công sức của chính bạn. Nội dung bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết “Ngành Y Đa khoa học gì, cần có kỹ năng gì?” và “Học ngành Bác sĩ Đa khoa có khó không?”.
Sinh viên học ngành Bác sĩ Đa khoa sẽ được cung cấp những kiến thức kỹ năng gì?
Hầu như mọi người đều cho rằng, ngành Y Đa khoa là một ngành học danh giá, các bạn học sinh phải có kiến thức vững chắc, học lực tốt thì mới có cơ hội được theo học ngành này. Trước khi tìm hiểu ngành Y Đa khoa học có khó không thì chúng ta cùng tham khảo xem những sinh viên ngành Y Đa khoa sẽ được cung cấp những kiến thức kỹ năng gì nhé. Những kiến thức mà sinh viên ngành Y Đa khoa sẽ thu được như:
- Khoa học cơ bản, y học cơ sở;
- Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh;
- Sở hữu phương pháp luận khoa học, nghiên cứu khoa học, phòng bệnh, chữa bệnh;
- Luôn luôn trọng pháp luật về chính sách bảo vệ, duy trì, chăm sóc, cải thiện và nâng cao sức khỏe cộng động
Khi đã hoàn thành xuất sắc 6 – 7 năm học thì sinh viên ngành Y Đa khoa sẽ có những kỹ năng:
- Giải thích các hiện tượng bệnh lý nhờ vào các kiến thức khoa học tự nhiên (lý sinh, hóa học, sinh học, vật lý);
- Vận dụng được các mối liên quan giữa môi trường, xã hội với sức khỏe con người;
- Hiểu được những đặc điểm cơ bản từ giải phẫu, cấu trúc cho đến cơ chế hoạt động của cơ thể con người đối với các thể loại trạng như bình thường hoặc bệnh lý. Đồng thời, bạn cũng sẽ đánh giá được trạng thái cơ thể của con người;
- Giải thích được các nguyên nhân của những triệu chứng bệnh lý. Phân tích và tổng hợp để chẩn đoán các tình trạng bệnh lý cho bệnh nhân có thể điều trị và phòng chữa;
- Có khả năng đưa ra phương án chăm sóc và điều trị người bệnh;
- Phân tích, đánh giá, tư vấn và đưa ra các kết luận sơ bộ về vấn đề sức khỏe tại bệnh viện và cộng đồng
Học ngành Y Đa khoa có khó không-Bạn biết gì về ngành Y Đa khoa?
Đây là câu hỏi được đặt ra ngay từ đầu bài viết này và hiển nhiên đây cũng chính là câu hỏi mà đa số các bạn trẻ vẫn chưa được lời giải đáp. Thực tế thì các bạn học sinh hiện nay có đến 60% lựa chọn ngành học là do định hướng của gia đình, thầy cô. Có lẽ đây cũng chính là lý do vì sao số lượng sinh viên bỏ học, đổi ngành, học thêm bằng hai hay ra trường làm trái ngành ngày càng nhiều.
Đối với sinh viên ngành Y Đa khoa cũng vậy, nếu không phải đam mê, không có sự nỗ lực thì khó có thể trụ được qua quãng thời gian ít nhất là 6 năm trên ghế nhà trường. Trong lúc đó các bạn không phải chỉ cần làm theo mong muốn của gia đình là có thể hoàn thành được, mà các bạn phải ngày ngày cầm quyển sách dày cộp cùng với những thuật ngữ chuyên ngành khô khan mà dành toàn bộ thời gian mới có thể ghi nhớ được chúng.
Không dừng lại ở đó, các cuộc thi khốc liệt, liên tục… Đó chính là lý do vì sao mà các bạn sinh viên cần phải tìm hiểu thông tin về ngành Y Đa khoa để có cái nhìn thực tế về ngành và cũng từ đó dễ dàng đưa ra quyết định quan trọng của tương lai.
Xem thêm: Đào tạo ngành Bác sĩ Đa khoa và Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt tại Đại học Duy Tân: Chất lượng bài bản và Chi phí phù hợp
Ngành Y có tính đặc trưng của nó, bạn không chỉ học cho bản thân của mình mà nó còn ảnh hưởng đến rất nhiều người và đương nhiên nó đôi khi còn ảnh hưởng đến việc đưa ra những quyết định tính mạng của người khác. Ngoài ra, ngành Y Đa khoa cũng không hề khô khan giống như các bạn vẫn nghĩ, bởi các bạn sinh viên trong quá trình theo học sẽ được tham gia vào nhiều chương trình thực tập tại bệnh viện, được tiếp xúc và gặp gỡ bệnh nhân thường xuyên để hiểu hơn về các bệnh lý như vậy việc lĩnh hội kiến thức cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, các bạn cũng nên nhớ, nếu đã cố gắng để theo đuổi thành công được ngành học này thì các bạn nên dùng cái tâm để không mất đi cái tầm của nghề.
Cơ hội việc làm
Học ngành Y đa khoa là bạn đã tự tạo ra cơ hội việc làm ngay trong tầm tay của chính mình. Bạn có thể làm ở rất nhiều vị trí khác nhau như:
- Khám và chữa bệnh thông thường trong phạm vi quy định của phân tuyến kỹ thuật;
- Làm tại Bộ y tế, các bệnh viện từ tuyến huyện lên tới trung ương;
- Bên cạnh đó các bạn có thể làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh lớn, nhỏ, bệnh viện, phòng khám tư nhân, hoặc thậm chí là mở phòng khám riêng cho chính mình nếu đã đủ kinh nghiệm và khả năng.
- Tham gia sơ cứu các tai nạn và thảm họa xảy ra tại địa phương;
- Giảng dạy nghiên cứu tại các trường đại học cao đẳng có đào tạo ngành Y đa khoa.
- Tham gia vào công tác cứu chữa người bệnh, thăm khám bệnh nhân thuộc các vùng sâu vùng xa trong các dịp thiện nguyện;
- Phát hiện và xử trí ban đầu một số bệnh cấp cứu và các vết thương thông thường;
- Trợ giúp Bác sĩ trong khám, chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh tại Trạm Y tế;
- Làm việc tại các trung tâm y tế, y tế dự phòng; hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Hi vọng những chia sẻ cho câu hỏi: “Học ngành Y Đa khoa có khó không?” có thể giúp bạn giải đáp được phần nào thắc mắc của mình và mạnh dạn hơn trong việc quyết định ngành học cho tương lai.