Kiến thức kỹ năng
Phân biệt bong gân & căng cơ
Triệu chứng giống nhau, vết thương tương tự nhau nên rất khó phân biệt được sự khác nhau giữa 2 trường hợp này. Nhưng nếu để ý, sẽ thấy có một điểm quan trọng để giúp bạn phân biệt được đâu là bị bong gân và đâu là căng cơ để có cách xử trí đúng đắn nhé!
Bong gân: Phần tổn thương bị sưng, bầm tím, khớp bị đau trở nên không ổn định. Các khu vực dễ bong gân là: cổ chân, đầu gối, cổ tay, chỗ các khớp và ảnh hưởng đến các dây chằng
Căng cơ: Ngoài các cơn đau, căng cơ gây co thắt cơ bắp nên sẽ thấy có hiện tượng bị chuột rút, cơ yếu đi dẫn đến khả năng vận động bị hạn chế, các vết bầm tím có thể xuất hiện hoặc trong vài ngày sau mới xuất hiện. Các khu vực dễ căng cơ là: vai, bắp đùi, háng và lưng
Để phân biệt được đâu là bong gân hay căng cơ, bạn có thể dựa vào các triệu chứng trên để đoán bệnh, nhưng tốt nhất nên đi khám bác sĩ để chụp X- quang cho kết quả chính xác
Băng bó chỗ sưng giúp làm giảm sưng nơi bị tổn thương
Cách chữa trị:
Nghỉ ngơi: Tránh các khu vực đang bị tổn thương để nó có thời gian nghỉ ngời tự chữa lành.
Chườm lạnh: bỏ đá vào chiếc khăn mỏng và đặt lên chỗ bị tổn thương giúp chỗ bị sưng giảm đi, thường xuyên lặp lại trong vòng 24-48 tiếng.
Băng bó: quấn bằng băng quấn chuyên dụng giúp làm giảm sưng nơi bị tổn thương, đừng quấn chặt vì sẽ giảm lưu thông máu.
Ngoài ra bạn nên cố gắng giữ chỗ bị thương cao hơn tim của bạn, nó sẽ giúp nơi tổn thương giảm sưng, nếu bị chân, bạn nên nằm trên giường và đặt chiếc gối để nâng cao chân lên nhé!
Thông thường các nơi bị thương sẽ phục hồi từ 2-3 ngày, nặng thì 1 tuần. Nếu sau 2 tuần mà không hết thì phải đi khám bác sĩ ngay nhé, vì có thể là dấu hiệu của các chấn thương khác.