Những câu hỏi người bệnh động mạch vành nên hỏi khi gặp bác sĩ

Mọi người cũng biết rằng: chúng ta thường phải đợi rất lâu để gặp được bác sĩ nhưng thời gian khám bệnh lại diễn ra vô cùng chóng vánh, khiến bệnh nhân chưa tiếp cận được những thông tin cần thiết. Bây giờ, bạn phải hành động để thay đổi điều đó!

Lấy ví dụ là người được chẩn đoán mắc hội chứng vành cấp, hãy xem thử người bệnh nên đưa ra những câu hỏi như thế nào khi gặp bán sĩ.

Người bệnh nên đưa ra những câu hỏi như thế nào khi gặp bán sĩ?

  1.     Bác sĩ có thể có tôi biết việc mắc hội chứng động mạch vành cấp có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết?

        Hội chứng động mạch vành cấp (Acute Coronary Syndrome – ACS) là thuật ngữ y khoa diễn tả một loạt tình trạng liên quan đến việc giảm lưu lượng máu đột ngột đi tới tim, rất nguy hiểm bởi có thể dẫn đến tử vong và khả năng cao sẽ để lại di chứng sau này.

        Biểu hiện thường thấy nhất gồm những cơn đau thắt ngực không ổn định xảy ra cả khi đang nghỉ ngơi hay hoạt động thể chất. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác bạn nên chú ý gồm:

o   Cơn đau thắt ngực xảy ra ở khu vực xương ức, giữa vùng ngực hoặc tim. Cơn đau tại chỗ hoặc lan ra cổ, vai, hàm hoặc cánh tay bên trái, số ít lại lan ra lưng và cột sống

o   Chóng mặt, quay cuồng, mệt mỏi

o   Chảy mồ hôi nhiều

o   Buồn nôn hoặc nôn

o   Khó thở


  1.     Nguyên nhân nào khiến tôi lại mắc hội chứng động mạch vành cấp? Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

        Nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ sự tích tụ mảng xơ vữa trên các thành động mạch vành (mạch máu cung cấp oxy và dưỡng chất cho tim). Khi mảng xơ vữa phát triển quá mức sẽ khiến lòng mạch máu dần hẹp lại và khiến dòng máu lưu thông khó khăn hơn.

Nếu tim không nhận được đủ máu giàu oxy đến nuôi dưỡng, những cơn đau thắt ngực sẽ xuất hiện. Nguy hiểm hơn, bạn có thể gặp phải tình trạng nhồi máu cơ tim. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:

o   Ít vận động

o   Hút thuốc lá

o   Tăng huyết áp

o   Đái tháo đường typ 2

o   Cholesterol trong máu cao

o   Tiền sử gia đình có đau thắt ngực, đau tim hoặc đột quỵ

o   Tình trạng viêm mạn tính (dễ làm mảng xơ vữa bong ra dẫn đến sự hình thành cục huyết khối).

Nguyên nhân nào khiến tôi lại mắc hội chứng động mạch vành cấp?

  1.     Người trong độ tuổi nào dễ mắc hội chứng động mạch vành cấp? Tôi có thói quen hút thuốc và uống rượu, việc này có ảnh hưởng gì không?

        Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tuổi càng cao thì lượng cholesterol trong máu sẽ tăng cao hơn 10% mức bình thường. Với nam giới, người dễ mắc bệnh là các đối tượng ngoài 45 tuổi, còn nữ giới thù trên 55 tuổi

Thói quen uống rượu, hút thuốc lá không hề tốt cho sức khỏe tim mạch. Bạn nên hạn chế uống rượu, thuốc lá hoặc ngừng sử dụng là tốt nhất.

  1.    Tôi bị đái tháo đường typ 2, nay được chẩn đoán là mắc ACS, vậy tôi phải điều trị như thế nào?

        Đái tháo đường và bệnh tim mạch luôn có một mối quan hệ mật thiết. Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao gấp 2 – 4 lần người bình thường.

Các cơ quan trong cơ thể, hệ thống mạch máu người bệnh đái tháo đường bị tổn thương. Với biến chứng mạch máu lớn thì lại càng dễ dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, tắc động mạch vàng. Điều này có liên quan trực tiếp đến ACS.

Tốt nhất bạn nên điều trị bệnh đái tháo đường triệt để. Khi hội chứng động mạch vành cấp xảy ra, bạn vẫn cần sự can thiệp điều trị của bác sĩ kịp lúc.

Tôi bị đái tháo đường typ 2, nay được chẩn đoán là mắc ACS, vậy tôi phải điều trị như thế nào?

  1.     Tôi phải dùng thuốc điều trị hội chứng động mạch vành cấp trong bao lâu và lưu tâm những gì trong quá trình điều trị?

        Thực tế, thời gian sử dụng thuốc tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Cần lưu ý rằng, hội chứng động mạch vành cấp là tình trạng y tế nguy hiểm nên bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định dùng thuốc một các nghiêm ngặt.

        Song song với đó, hãy tạo ra cho mình một lối sống tích cực và chế độ dinh dưỡng hợp lý:

o   Không hút thuốc

o   Ăn nhiều rau xanh

o   Không uống rượu bia

o   Vận động ít nhất 3 lần/ tuần