Kiến thức kỹ năng
Ngành Bác sĩ Đa khoa học khối nào?
Để thi ngành Bác sĩ Đa khoa học khối nào? Đây là một trong các vấn đề được nhiều bạn thí sinh quan tâm nhất trước mỗi kì thi THPT. Nếu muốn hiểu hơn về ngành Bác sĩ Đa khoa thì hãy đọc thêm bài viết dưới đây.
Muốn trở thành Bác sĩ Đa khoa học ngành gì?
Bác sĩ Đa khoa hay còn gọi là Bác sĩ tổng quát là người làm việc trong các bệnh viện Đa khoa hay các trạm y tế tổng hợp. Muốn làm Bác sĩ Đa khoa học ngành gì thôi là chưa đủ mà bạn còn phải biết người Bác sĩ cần có những đức tính gì.
Người làm nghề Bác sĩ Đa khoa phải có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực của y học để có thể tiến hành việc khám tổng quát cho cơ thể bệnh nhân. Tùy vào tình trạng sức khỏe của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị riêng, phù hợp. Ngoài ra, người Bác sĩ Đa khoa còn có nhiệm vụ kê đơn thuốc và yêu cầu làm các xét nghiệm cụ thể hoặc chuyển viện.
Sự khác nhau giữa Bác sĩ Đa khoa và Bác sĩ chuyên khoa hay Bác sĩ phẩu thuật là họ khám bệnh theo phương pháp tiếp cận toàn diện về thể trạng của người bệnh.
Để trở thành một bác sĩ đa khoa các bạn cần phải trải qua một quá trình đào tạo bài bản và chuyên sâu tại các trường đại học y dược. Theo đó; ngành Y đa khoa là một ngành chuyên đào tạo ra những bác sĩ đa khoa thực hiện công tác khám chữa bệnh, điều trị các bệnh mãn và cấp tính, đưa ra các biện pháp phòng bệnh, hướng dẫn phục hồi sức khỏe và kê thuốc cho bệnh nhân.
Để trả lời cho câu hỏi: “Ngành Bác sĩ Y Đa khoa bao gồm những ngành nào?” thì thực sự bên cạnh những kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn từ cơ bản đến nâng cao; sinh viên ngành Bác sĩ Đa khoa còn được dạy về y đức của một người thầy thuốc của nhân dân. Trở thành địa chỉ uy tín cho mọi người tìm đến khi cần thiết.
Để thi ngành Bác sĩ Đa khoa học khối nào?
Để biết được muốn làm Bác sĩ thi khối nào thì các thí sinh cần phải tìm hiểu kỹ phương thức tuyển sinh của từng trường. Ngành Y đa khoa yêu cầu kiến thức chủ yếu liên quan đến các môn học khối B; bên cạnh đó là môn tiếng Anh bởi nhiều kiến thức của ngành học này liên quan đến y học phương Tây. Thông thường; các trường sẽ xét tuyển ngành y bằng các tổ hợp môn sau:
– A00 (Toán, Lý, Hoá)
– A02 (Toán, Lý, Sinh)
– B00 (Toán, Hóa, Sinh)
– B01 (Toán, Sinh, Sử)
– B03 (Toán, Sinh, Văn)
– B04 (Toán, Sinh, Giáo dục công dân)
– D01 (Toán, Văn, Anh)
– D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
– D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
Từ những tổ hợp môn trên, các trường sẽ tiến hành xét tuyển điểm thi của các môn từ cao trở xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu.
Ngoài ra; hiện nay vẫn có các trường hợp cho phép liên thông ngành Y sĩ Đa khoa, nhưng những trường hợp này sẽ có một kỳ thi riêng cũng như có phương án xét tuyển khác với các bạn thí sinh thi kì thi THPT quốc gia.
Từ những thông tin đã được chia sẻ hết sức đầy đủ ở bài viết trên, tin chắc rằng hầu hết tất cả các bạn đều đã tìm được câu trả lời cho những băn khoăn của mình. Chúc các bạn chọn được trường và ngành học phù hợp.
Pingback: Những trường có đào tạo ngành Y | Ngành y đa khoa