Khỏe đẹp
Căng cơ, rách cơ: Nguyên nhân và cách khắc phục
Khi bị căng cơ, rách cơ cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để có cách khắc phục kịp thời nếu không chấn thương có thể gây ảnh hưởng xấu đến khả năng vận động của cơ thể người bệnh.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng cơ, rách cơ
Theo nguyên cứu của các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng căng cơ và rách cơ thường xuyên xảy ra ở những người có xu hướng vận động nhiều, theo đó tình trạng này được hiểu là chấn thương ở gân hoặc cơ khi bị kéo căng giãn quá mức hay bị rách, gây đau nhức khi có những tác động vào. Nguy hiểm hơn, nó có thể gây chấn thương nghiêm trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động của cơ thể người bệnh.
Cụ thể, khi người vận động bị căng cơ thì tình trạng sợi cơ và gân sẽ bị thương tổn do kéo giật hoặc do người cố gắng quá mức trong một hoạt động đột ngột hay thường xuyên, dẫn tới chảy máu bên trong, điều này khiến cho các cơ bị mềm nhão, sưng. Một trong những dấu hiệu của tình trạng căng cơ là sẽ xuất hiện những vết bầm tím.
Rách cơ sẽ nguy hiểm hơn tình trạng căng cơ rất nhiều, nó khiến người bệnh vô cùng đau đớn; đó là những tổn thương nghiêm trọng khiến máu chảy bên trong cơ đông thành cục máu đông và cần có sự trợ giúp của các bác sĩ để dùng kim hoặc sử dụng các tiểu phẫu vật lí trị liệu để lấy cục máu đông ra ngoài. Một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng căng cơ, rách cơ chính là do người vận động không khởi động trước khi luyện tập hoặc có khởi động nhưng không đúng cách.
Do đó, để tránh tình trạng này, bạn cần tập luyện đúng cách cũng như bổ sung đầy đủ các bài tập khởi động để duy trì sức khỏe và tránh được tối đa các chấn thương có thể xảy ra.
Cách khắc phục tình trạng căng cơ, rách cơ
Sau khi tình ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên thì bạn cần sớm có biện pháp để khắc phục và điều trị kịp thời để tránh tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Một trong những cách khắc phục hiệu quả được nhiều người sử dụng, đó là:
Chữa trị tình trạng căng cơ và rách cơ
– Chườm 1 túi đá hay 1 miếng vải ướp lạnh lên chỗ bầm, nâng vết thương lên cao, giữ người yên người bệnh bất động và đưa tới bệnh viện cơ sở y tế sớm nhất. Việc này giúp người bệnh ngăn được tình trạng chảy máu, giảm sưng và đau nhức tạm thời. Với người bệnh không thể hoặc không đi được tới bệnh viện gặp bác sĩ thì sau khi chườm lạnh được 24 tiếng cần chuyển sang chườm nóng lên vết thương..
– Đắp hỗn hợp hành tây lên vết thương khoảng 1 giờ đồng hồ.
– Dùng các miếng lót, miếng đệm và nẹp cố định để hạn chế các tác động vào vùng tổn thương.
Cách phục hồi hiệu quả
– Uống đủ lượng nước mỗi ngày để lọc bỏ chất độc, ít nhất 2-3lit/ngày.
– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là protein (đạm) rất cần để tái tạo và sửa chữa mô cơ.
– Uống thêm canxi và magie để phục hồi mô liên kết. Liều dùng 500-1000mg canxi, 250-500mg magie, 1-2 lần/ngày.
– Sử dụng các thực phẩm tự nhiên hay sản phẩm chứa nhiều vitamin C để cải thiện mô hư tổn và chống viêm sưng.
Để có thể thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe người bệnh hiệu quả người thân có thể tham khảo thực đơn dinh dưỡng của các bác sĩ chuyên khoa để giúp người bệnh có thể phục hồi bệnh nhanh hơn, không để lại những biến chứng nguy hiểm. Mong rằng những chia sẻ ở trên có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân cũng như cách khắc phục cho tình trạng căng cơ, rách cơ cũng như có cách điều trị hiệu quả nhất.