Kiến thức kỹ năng
Ngành Y Đa khoa thi khối nào? Cơ hội việc làm ra sao?
Ngành Y Đa khoa có vị trí đặc biệt cao trong xã hội không chỉ nhận được sự tôn trọng của mọi người mà còn nhận được mức lương khá cao. Do đó; không ít các bạn trẻ vẫn luôn nuôi ước mơ được trở thành một bác sĩ đa khoa; nhưng trước khi muốn làm gì thì mình phải có sự hiểu biết nhất định về nó chẳng hạn như: Ngành Y Đa khoa thi khối nào? và Cơ hội việc làm ra sao?… Bài viết này sẽ giúp bạn!
Ngành Y Đa khoa học mấy năm?
Bác sĩ có nhiệm vụ cứu người, chữa bệnh. Do đặc thù công việc liên quan tới tính mạng con người; nên thông thường các sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo liên tục trong vòng 6 năm. Sau khi hoàn thành 6 năm học tại trường; sinh viên sẽ được cấp bằng bác sĩ đa khoa. Còn nếu trở thành bác sĩ chuyên khoa; sinh viên sẽ phải theo học thêm 3 năm nữa tại trường thì mới đủ điều kiện hành nghề.
Trong buổi thảo luận kinh tế xã hội diễn ra vào ngày 27/10; Bộ Trưởng Y Tế bà Nguyễn Thị Kim Tuyến đã đề xuất việc có cơ chế đào tạo riêng cho ngành y. Theo đó; sinh viên theo học bác sĩ đa khoa 6 năm tại trường Đại Học thì phải có ít nhất 2 đến 3 năm học chuyên khoa. Và để có được chứng chỉ hành nghề; sinh viên phải tham gia cuộc thi toàn quốc. Điều này sẽ đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như đầu ra cho ngành bác sĩ.
Bên cạnh đó; cũng có một số trường Đại học có thời gian đào tạo hơi khác; vì thuộc vào chương trình giảng dạy của mỗi trường. Ví dụ như với Đại học Duy Tân Đà Nẵng; ngành Y Đa khoa được nhà trường quyết định đào tạo 7 năm (trong đó 1 năm đầu được dùng để học tiếng Anh không chuyên và chuyên ngành). Khung chương trình đào tạo cụ thể của trường như sau:
Xem thêm: Đào tạo ngành Bác sĩ Đa khoa và Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt tại Đại học Duy Tân: Chất lượng bài bản và Chi phí phù hợp
- Khối kiến thức chung: 32 tín chỉ
- Khối kiến thức theo lĩnh vực: 34 tín chỉ
- Khối kiến thức của khối ngành: 16 tín chỉ
- Khối kiến thức nhóm ngành: 28 tín chỉ
+ Bắt buộc: 26 tín chỉ
+ Tự chọn: 2 tín chỉ
- Khối kiến thức ngành: 96 tín chỉ
+ Bắt buộc: 87 tín chỉ
+ Tự chọn: 9 tín chỉ
- Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp:11 tín chỉ
+ Thực tế tốt nghiệp: 2 tín chỉ
+ Khóa luận tốt nghiệp: 9 tín chỉ
Ngành Bác sĩ Đa khoa thi khối nào?
Thời gian trước đây; các trường đại học thường chỉ xét tuyển khối B (Toán, Hóa, Sinh) và khối A (Toán, Lý, Hóa) cho chuyên ngành y. Tuy nhiên; hiện nay do phương án tuyển sinh thay đổi; ngoài các khối truyền thống; Bộ Giáo Dục và Đào Tạo còn mở rộng thêm nhiều khối xét tuyển.
Sự thay đổi này sẽ giúp thí sinh lựa chọn ban thì phù hợp với năng lực của mình; từ đó cơ hội trúng tuyển cũng cao hơn.
Các trường đào tạo ngành y thường xét tuyển theo các tổ hợp môn sau:
- A00 (Toán, Lý, Hoá)
- A02 (Toán, Lý, Sinh)
- B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- B01 (Toán, Sinh, Sử)
- B03 (Toán, Sinh, Văn)
- B04 (Toán, Sinh, Giáo dục công dân)
- D01 (Toán, Văn, Anh)
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
Cơ hội việc làm ngành Y Đa khoa
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa; sinh viên có thể làm việc tại các bệnh viện; các cơ sở y tế; các cơ sở đào tạo y dược; các Viện nghiên cứu và các cơ quan Quản lý ngành khoa học sức khỏe; các tổ chức nhà nước và tổ chức phi chính phủ.
– Các cơ sở điều trị: bác sĩ trực tiếp tham gia điều trị và quản lý tại các bệnh viện công lập và tư nhân.
– Các cơ sở đào tạo: giảng viên các trường đại học, cao đẳng và trung học y tế, cán bộ quản lý đào tạo.
– Các viện nghiên cứu: chuyên viên trong các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, y dược, y sinh, công nghệ y dược…
– Các cơ quan quản lý: chuyên viên các cơ quan quản lý y tế. Chuyên viên trong các tổ chức nhà nước và tổ chức phi chính phủ
Bài viết đã phần nào giúp các bạn thí sinh cũng như các quý phụ huynh giải đáp được các câu hỏi: Ngành Y Đa khoa thi khối nào? và Cơ hội việc làm ra sao?… Mong rằng các bạn thí sinh sẽ có lựa chọn chính xác nhất cho tương lai của mình.
Pingback: Những chỉ số sức khỏe cần biết | Ngành y đa khoa