Cơ hội nghề nghiệp
Cơ hội việc làm ngành Y Đa khoa
Đến tận bây giờ, nhiều người vẫn đinh ninh rằng: cơ hội việc làm ngành Y Đa khoa là trở thành bác sĩ cho một bệnh viện nào đó hoặc chí ít cũng làm được ở một số phòng khám tư nhân hay nếu có điều kiện kinh tế hơn thì sẽ tự mở một phòng khám riêng; nhưng trên thực tế, sau khi tốt nghiệp ngành Bác sĩ Y Đa khoa người sinh viên còn phải trải qua khá nhiều “chặng đường” thì mới có thể chạm đến được ước mơ của mình. Vâ
Vậy hướng đi nào cho sinh viên tốt nghiệp ngành Bác sĩ Đa khoa? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số hướng đi của nhiều bạn sinh viên đi trước, từ đó cho các bạn trẻ đi sau có thêm một vài gợi ý cho con đường tương lai của bản thân.
Học BS Nội trú (BSNT)
- Là bác sĩ thì ai cũng biết tới con đường này rồi, là mơ ước của mỗi bác sĩ, là con đường ngắn, nhanh nhất để đến với kiến thức chuyên sâu, đến với CCHN (Chứng chỉ hành nghề) chuyênkhoa một cách nhanh nhất.
- Tuy nhiên để thi đỗ vào BSNT thì khó khăn mỗi bạn đều có thể cảm nhận được
- Sau khi học BSNT chắc chắn các bạn có bằng BSNT + Bằng CKI, bằng Thạc sĩ thì còn tùy trường.
- Mình vẫn khuyết khích các bạn thử sức với BSNT, vì cả đời có một lần
- Chuyên môn giỏi, tương lai sáng ngời
Học thực hành lâm sàng 18 tháng tại bệnh viện lớn
- Trong Sài gòn có một số bệnh viện như: Bệnh viện nhân dân 115, BV Nhân dân Gia Định có nhận đào tạo thực hành lâm sàng 18 tháng. Hết thời hạn thực hành bệnh viện cấp xác nhận thực hành, tự về quê làm CCHN. Có được ký hợp đồng tiếp hay không còn tùy.
- Ưu điểm: Được thực hành trong môi trường đông bệnh, trình độ chuyên môn tương đối cao, có các Thầy, các anh lớn giúp đỡ mình về chuyên môn
- Nhược điểm: Học mất học phí, không lương, có hỗ trợ từ BV, từ khoa nhưng ít. Xin cấp CCHN tại địa phương gặp khó khăn tùy thuộc SYT
- Cách học này hợp lý cho các bạn con út, bố mẹ còn đủ điều kiện nuôi học thêm 2-3 năm nữa, tức là còn ăn bám bố mẹ dài dài.
- Sau khi có CCHN có thể đi học CKI, đây là con đường ngắn gần nhất (>4năm) để có CCHN chuyên khoa. Sau khi có CCHN chuyên khoa có thể tự do tìm việc thoải mái hơn.
Làm việc tại BV – đủ thời gian thì làm CCHN
- Cách này là các bạn xin việc tại BV (công hoặc tư)
- Thông thường nhất là các bệnh viện huyện, quận, đủ thời gian sẽ có CCHN, đây đúng là đi làm, có lương cơ bản, tuy nhiên vẫn có người phụ trách chúng ta.
- Về khả năng học hỏi chuyên môn thì thấp hơn các bệnh viện tuyến đầu, bệnh nhân ít hơn, xác định về tự làm tự bơi, ít đàn anh cứng, có thì chuyên môn cũng không thật sự chuyên nghiệp
- Phù hợp với các bạn cần tự lập luôn để nuôi bản thân và gia đình, tuy nhiên về chuyên môn không có đòi hỏi cao
- Hoặc các bạn ra trường đã được xin vào bệnh viện để làm
- Cá biệt có một số bệnh viện tư tuyển BS đa khoa cho học 18 tháng và trả lương khá. Đây cũng là một lựa chọn tốt.
- Tuy nhiên thời gian đi học CKI, ThS tùy thuộc bệnh viện cho đi hoặc hoặc bạn phải bỏ việc nếu muốn đi học sớm
Làm tại Bệnh viện chuyên khoa
- Việc này cũng khá khó buộc phải xin được vào BV chuyên khoa, sau đó làm việc lâu dài, mất 5 năm mới có CCHN chuyên khoa, sẽ không có CCHN ngoại khoa, sau đó mới đi học CK1 được, như vậy thường sau 7 năm mới có đủ CCHN CK và bằng CK1.
- Tuy nhiên Bv chuyên khoa đa phần chất lượng chuyên môn tốt, điều kiện học hỏi tốt
- Tuy nhiên không khuyên cáo các bạn lựa chọn con đường này.
Học (Thạc sĩ) Ths sau đó thực hành 18 tháng
- Đây cũng là một con đường tốt, sau khoảng 4 năm sẽ có CCHN chuyên khoa và bằng ThS. Với ngoài bắc, thị hiếu tuyển dụng là Thạc sĩ sau đó mới tới CK1 thì đây cũng là một con đường tốt
- Học ThS không cần CCHN, tốt ngiệp xong có thể thi luôn chỉ cần có bằng tốt nghiệp như đối với ĐH Y dược TP HCM hoặc sau 1 năm tốt nghiệp với Học Viện Quân Y… tùy quy định của các trường
- Đối với miền nam, thị hiếu dường như thích CK1 hơn là ThS, cũng như xu hướng về ThS và CK1 vẫn còn khó đoán trong tương lai các bạn cần cân nhắc.
- Cách học này các bạn cũng đi học sớm, sớm tiếp cận với môi trường học thuật, tuy nhiên về kinh nghiệm lâm sàng không thực sự nhiều. Yêu cầu gia đình cũng đủ điều kiện để nuôi thêm vài năm nữa.
Làm việc tại phòng khám tư nhân (Không phải phòng mạch)
- Hiện tại để làm ở phòng khám thì cần có CCHN vì vậy dù bạn có làm được ở phòng khám luôn cùng là có người khác kí tên phụ trách, các bạn phụ việc hoặc làm các công việc không có liên quan tới y khoa như giám đốc kinh doanh, quản lý nhân sự.
- Tại đây cơ hội học tập nâng cao chuyên môn là thấp, thường là học từ các anh tại phòng khám, học các thủ thuật nhỏ, kê thuốc đơn giản.
- Ngoại trừ các bạn làm ở thẩm mỹ với các đàn anh của mình là một ngoại lệ.
- Tuy nhiên với phòng khám thì không có giấy xác nhận thực hành để làm CCHN, vì vậy để làm CCHN các bạn cần lựa chọn con đường khác.
Không làm bác sĩ
- Các bạn có thể lựa chọn công việc bạn yêu thích và bắt đầu lại, có thể liên quan tới ngành y hoặc không, để mỗi sớm thức dậy không phải mệt mỏi chán chường đi làm, để không có đêm trực phải lầm bầm chửi rủa công việc cực nhọc.
- Một lần nữa, các thông tin trên đây do bản thân qua thời gian tự tìm hiều còn có thể không chính xác, mong mọi người tìm hiểu thêm về Luật Khám chữa bệnh, nghị định 109/BYT, và các quy định khác của SYT địa phương, Việc này là cần thiết và quan trọng cho các bạn.
Dù bản thân có quyết định sẽ đi theo con đường thì điều đầu tiên bạn phải tự hỏi chính mình là bản thân có thực sự yêu thích công việc của một bác sĩ hay không? Có muốn gắn bó với cái nghề nặng nhọc mà thầm lặng này hay không? Nếu có được câu trả lời cho mình thì đương nhiên hướng đi cho các bạn sinh viên ngành Bác sĩ Y Đa khoa sau khi tốt nghiệp sẽ vô cùng rõ ràng.
Pingback: 5 Cuốn sách giúp bạn đi vào thế giới Y Khoa| Ngành y đa khoa
Pingback: ĐH Duy Tân tuyển sinh ngành Y năm 2022 | Ngành y đa khoa