Cơ hội nghề nghiệp
Ngành Y Đa khoa ở Việt Nam hiện nay
Khi xã hội phát triển kéo theo là nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao. Đây là cơ hội; đồng thời cũng là thách thức đối với ngành Y Đa khoa ở Việt Nam hiện nay.
Một trong những thách thức lớn ấy phải kể đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Quá trình phát triển nguồn nhân lực y tế những năm qua đã cho thấy những nỗ lực trong công tác đào tạo của ngành. Tuy nhiên; trước sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu khám chữa bệnh; chăm sóc sức khỏe của người dân thì tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó; không chỉ thiếu mà nguồn nhân lực y tế còn phân bố không đồng đều giữa các vùng.
Về số lượng; theo thống kê chung về nhân lực của ngành y tế; hiện cả nước có khoảng 345.000 nhân viên y tế; trong đó số lượng bác sĩ là trên 55 nghìn người; tương ứng với tỷ lệ 7,2 bác sĩ/1 vạn dân, còn số y tá và hộ lý là 105 nghìn người; tương ứng 13 y tá, hộ lý/1 vạn dân. Những con số này đã phần nào phản ánh sự thiếu hụt nhân sự làm việc trong khối ngành Khoa học Sức khỏe những năm gần đây.
Số lượng y bác sĩ và nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao cũng không nhiều. Số cán bộ y tế trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm tới trên 1/2 tổng số cán bộ; trong khi số cán bộ có trình độ đại học chỉ chiếm khoảng 1/3 và số cán bộ có trình độ thạc sĩ trở lên khoảng 10%. Số lượng nhân sự không đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn để hành nghề; nhưng vẫn được tham gia vào công tác chạy chữa đã dẫn đến việc đã xảy ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Việc này cũng dần làm mất lòng tin của người dân vào bộ phận những người làm ngành Y khác.
Bên cạnh đó; tình trạng thiếu nguồn lực ngàn Y Đa khoa trầm trọng thể hiện rõ nhất tại các vùng sâu, vùng xa, các bệnh viện tuyến dưới ở địa phương. Sự khác biệt về thu nhập và điều kiện làm việc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phân bố cán bộ y tế không đồng đều này giữa các khu vực.
Dân trí thấp; dễ tin người cũng đang là một thực trạng gây cản trở công tác chạy chữa bệnh của các y bác sĩ. Khi mắc bệnh; bệnh nhân hay người thân bệnh nhân sẵn sàng bỏ tiền ra để tìm kiếm một phương pháp hay một bài thuốc mà họ tìm thấy trên mạng xã hội; hoặc qua thông tin truyền miệng. Chính những phương pháp chữa trị “tự chế” như thế này đã không ít lần mang đến hậu quả thương tâm và nhiều khó khăn hơn trong việc chữa trị của các y bác sĩ.
Tìm hiểu rõ về nhu cầu xã hội chính là một trong những yếu tố giúp chúng ta quyết định ngành học sau này. Nhìn vào thực trạng Việt Nam hiện nay hiển nhiên những chuyên ngành về sức khỏe vẫn rất được xem trọng. Từ đó, các bạn thí sinh nếu đang có ý định xét tuyển ngành Y Đa khoa có thể chắc chắn hơn với quyết định của bản thân.