Giới thiệu ngành Bác sĩ Đa khoa

Khi còn nhỏ; chắc hẳn không ít bạn đã từng rất ngưỡng mộ những cô chú bác sĩ mặc áo blouse trắng cứu sống nhưng người bệnh và thầm mơ ước sau này lớn lên mình sẽ trở thành bác sĩ để khoác lên mình chiếc áo trắng đó. Bác sĩ là một nghề hết sức cao qúy và được cả xã hội kính trọng, tôn vinh nhưng cũng đầy thách thức; đòi hỏi sự cố gắng nổ lực không ngừng để trao dồi nghề nghiệp và lương tâm với mục tiêu cao cả. Hãy cùng xem qua bài viết giới thiệu ngành Bác sĩ Đa khoa dưới đây nhé!

Tại sao lại gọi là Y Đa khoa?

Ở Việt Nam; các trường Đại học được phép đào tạo ngành Y Đa khoa sẽ chủ yếu đi theo hướng đào tạo chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa. « Đa » có nghĩa là nhiều, vậy hiểu một cách đơn giản Bác sĩ Đa khoa sẽ được đào tạo toàn diện, không chuyên sâu vào một khoa nào. Nên Bác sĩ Đa khoa còn được gọi là bác sĩ tổng quát, hay bác sĩ gia đình.

Bác sĩ Đa khoa khác với Bác sĩ chuyên khoa ở chỗ họ sẽ khám và chữa bệnh theo phương pháp tiếp cận toàn diện; việc chuẩn đoán không hạn chế ở một cơ quan nào trên cơ thể con người. Dựa trên mức độ bệnh; bác sĩ đa khoa có thể quyết định chuyển bệnh nhân tới Bác sĩ chuyên khoa riêng biệt.

giới thiệu ngành Bác sĩ Đa khoa
Giới thiệu ngành Bác sĩ Đa khoa

Sinh viên Y Đa khoa học những gì ?

Không cần phải suy nghĩ quá nhiều; các bạn cũng sẽ hình dung được khối lượng kiến thức của một sinh viên Y Đa khoa là rất lớn; bao trùm nhiều khoa và không chuyên vào một khoa, một bộ phận cơ thể nào. Bởi vậy; trong thời gian đào tào từ 6 – 7 năm; sinh viên Y khoa sẽ phải rất chăm chỉ và nỗ lực hết mình.

Theo chia sẻ của một số sinh viên đang theo học chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa tại một trường Đại học đào tạo ngành Y có tiếng tại Việt Nam thì mỗi kỳ các bạn sẽ phải học khoảng 6 – 7 chuyên khoa lẻ. Mỗi chuyên khoa lẻ đó; các bạn đều phải học thuộc lòng những cuốn giáo trình dày cộp để có thể hiểu được cặn kẽ từng bệnh, từng vấn đề… Ngoài ra; muốn nâng cao trình độ thì các bạn còn phải tham khảo thêm rất nhiều sách nước ngoài nữa.

Vì vậy; chú trọng đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên Y khoa là một điều rất cần thiết mà hiện tại mới có một số trường làm được, trong đó có Đại học Duy Tân (Đà Nẵng). Các bạn sinh viên ngành Bác sĩ Đa khoa tại Đại học Duy Tân sẽ có 1 năm đầu tiên đã học Tiếng Anh – công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bạn trong quá trình nghiên cứu và học tập sau này.

Xem thêm: Tuyển sinh ngành Y – Dược – Điều dưỡng năm 2021 tại Đại học Duy Tân

Bắt đầu từ năm thứ 2; các bạn sinh viên Y Đa khoa bắt đầu phải tới bệnh viện để thực tập và học lâm sàng. Vậy là; cứ sáng ở bệnh viện, chiều ở trường; vì với những môn học như giải phẫu, sinh lý bệnh học, mô học…, học lý thuyết không thể đủ, các bạn phải thực hành ngay mới có thể thấm được. Tức là; các bạn sinh viên sẽ phải đối diện với khối lượng kiến thức khổng lồ trong khi thời gian cũng chỉ 24 tiếng/ngày. Nhiều người vẫn cho rằng, học Y sẽ chẳng bao giờ có ngày nghỉ.

Thực trạng nhu cầu tìm việc làm ngành Y sĩ Đa khoa

Nếu như tỉ lệ bác sĩ/bệnh trên của các nước phát triển trên thế giới là từ 20 đến 50 bác sĩ/10.000 dân thì ở Việt Nam tỉ lệ này mới dùng ở con số 8/10.000; ở một số vùng sâu vùng xa thì tỉ lệ này còn thấp hơn nhiều. Vậy rõ ràng Việt Nam đang thiệu trầm trọng nguồn nhân lực Y tế. Không chỉ thiếu về lượng; mà chất lượng đào tạo nhân lực Y tế mà cụ thể là Bác sĩ tại Việt Nam cũng đang cần được quan tâm sâu sát hơn.

Ngoài ra; dân số ngày một tăng nhanh, nhu cầu về khám chữa bệnh càng đòi hỏi hơn, nên nhân lực phục vụ cho ngành Y tế luôn cần và các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành Y không bao giờ phải lo thất nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa, các bạn có thể học thêm 1 – 2 năm để trở thành Bác sĩ Chuyên khoa nếu có đam mê và nơi làm việc yêu cầu.

Hy vọng với bài giới thiệu ngành Bác sĩ Đa khoa ở trên, các bạn đã có thể hình dung phần nào về ngành học Y Đa khoa trước khi quyết định đăng kí theo ngành học cho mình!