Dân số Việt Nam đang già hóa, trước thực trạng này ngành Y tế phải làm thế sao?

Thực trạng già hóa dân số đã và đang diễn ra ngày càng nhanh chóng ở các nước châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng đặt ra không ít vấn đề thách thức đối với kinh tế, xã hội. Trong đó, một trong những ngành phải đối mặt với không ít thách thức đó là Ngành Y tế. Đứng trước thực trạng này, ngành Y tế phải làm thế nào?

Thực trạng dân số Việt Nam hiện nay

Theo Định nghĩa của Liên Hợp Quốc thì các giai đoạn của việc già hóa dân số như sau:

         Giai đoạn “Già hóa dân số”: số người trên 65 tuổi chiếm từ 7% hoặc số người trên 60 tuổi chiếm từ 10% tổng dân số

         Giai đoạn “Dân số già: số người trên 65 tuổi chiếm từ 14% hoặc số người trên 60 tuổi chiếm từ 20% tổng dân số.

Dân số Việt Nam đang già đi một cách nhanh chóng

Dân số Việt Nam đang già đi một cách nhanh chóng

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, vào năm 2014, tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên của Việt Nam là 7,2% và tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên là 10,2%, tỷ lệ này cho thấy vào thời điểm này dân số Việt Nam đang trong giai doạn “Già hóa dân số” và theo một số chuyên gia dự báo dự báo đến năm 2038, tỷ lệ người trên 60 tuổi sẽ chiếm 20% tổng dân số và Việt Nam sẽ chuyển qua giai đoạn “Dân số già”. Thời gian chuyển hóa từ giai đoạn “Già hóa dân số” sang “Dân số già” của Việt Nam theo dự báo là tương đối ngắn so với nhiều nước (thời gian chuyển hóa này ở Mỹ là 115 năm, ở Pháp là 69 năm và Nhật Bản là 60 năm), điều này khiến cho chúng ta có rất ít thời gian để chuẩn bị cho viễn cảnh của một quốc gia có kết cấu Dân số già.

Thách thức của thực trạng già hóa dân số đối với ngành Y tế

Thời gian chuyển hóa sang giai đoạn “Dân số già”  của Việt Nam quá ngắn so với các nước gây ra không ít gánh nặng cho ngành y tế. Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), sức đề kháng yếu và rất dễ mắc các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, thoái hóa khớp,…và đặc thù các bệnh này là các bệnh mãn tính, phải được chăm sóc, điều trị suốt đời. Hơn nữa, mỗi người già đều có khả năng mắc nhiều chứng bệnh cùng một lúc, các triệu chứng cũng không rõ ràng, hơn nữa người già thường không được minh mẫn để nêu đầy đủ các triệu chứng mình mắc phải, khiến việc chăm sóc, điều trị mất thời gian và vô cùng tốn kém. Đây cũng chính là nỗi lo lắng của ngành Y tế.

Một số giải pháp cho ngành Y tế

Chăm sóc sức khỏe cho người lớn tuổi

Chăm sóc sức khỏe cho người lớn tuổi

Để nhiệm vụ cung cấp dịch vụ y tế cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân đặc biệt là người cao tuổi trong giai đoạn “Dân số già” được chu đáo, ngành Y tế phải nhanh chóng đưa ra các giải pháp hợp lý ngay từ bây giờ. Theo các chuyên gia, một số giải pháp nên tham khảo đó là:

Xây dựng Bệnh viện Dưỡng Lão, khoa Lão tại các bệnh viện

Hiện nay, ở Việt Nam có rất ít các Bệnh viện dành riêng cho người lớn tuổi, thậm chí, các Khoa Lão riêng biệt tại các bệnh viện cũng không nhiều. Điều cần làm là xây dựng các Bệnh viện dưỡng lão, các khoa Lão chuyên biệt tại các bệnh viện với cơ sở vật chất tiện nghi, phù hợp với nhu cầu người  cao tuổi, có khả năng tiếp nhận những bệnh nhân mắc các bệnh lão khoa điển hình.

Đào tạo lực lượng y bác sĩ chuyên về Lão khoa

Trong khi, người già thường mắc nhiều bệnh mãn tính và phải điều trị cùng một lúc, hơn nữa, tâm sinh lý người cao tuổi cũng không được ổn định. Do đó, việc có một lực lượng y bác sĩ chuyên về lão khoa là cần thiết. Lực lượng này sẽ được đào tạo cách nắm bắt tâm sinh lý, khai thác thông tin khi thăm khám cũng như cách thức điều trị các loại bệnh điển hình cũng như các loại bệnh phức tạp mà người cao tuổi mắc phải.

Tăng cường phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe đến người cao tuổi

Để giảm thiểu gánh nặng lên đội ngũ nhân viên chăm sóc y tế, ngành Y tế cần tăng cường phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe đến người cao tuổi, hướng dẫn người cao tuổi cách phòng bệnh, chữa bệnh và cách tự chăm sóc bản thân như tập thể dục dưỡng sinh, tăng cường vận động, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh các thực phẩm không tốt cho sức khỏe, dễ gây bệnh đối với người già như café, thuốc lá, rượu bia,…